Vàng giảm giá
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 84,6-86,6 triệu đồng/lượng (mua - bán). Hôm qua, giá vàng miếng SJC giảm 400.000 đồng mỗi chiều. Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn được niêm yết tại 84-86,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 1 triệu đồng ở chiều mua và 900.000 đồng chiều bán trong phiên hôm qua.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm cùng diễn biến giá thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao dịch quanh 2.632 USD/ounce, giảm 83 USD so với trước đó.
Giá vàng quốc tế giảm mạnh sau tuần tăng giá liên tục được giới chuyên gia nhận định là động thái chốt lời của nhà đầu tư. "Nhà đầu tư muốn chốt lời từ mức giá 2.720 USD/ounce tuần trước", Matt Simpson, nhà phân tích tại City Index, đưa ra nhận định.
Theo công cụ theo dõi CME FedWatch, nhà đầu tư dự báo khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất tháng tới là 51%, giảm so với 62% tuần trước. Việc duy trì lãi suất ở mức cao sẽ khiến vàng kém hấp dẫn do công cụ này không trả lãi.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh (Ảnh: Thành Đông).
USD ngân hàng vẫn neo kịch trần
USD-Index sáng nay đạt 107,06 điểm, giảm 0,49% so với trước đó và tăng 3,75% so với đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.292 đồng, giảm 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.072-25.506 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.167-25.506 đồng (mua - bán), giảm 3 đồng ở cả 2 chiều mua và bán so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.200-25.506 đồng. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.650-25.750 đồng (mua - bán), giảm 100 đồng mỗi chiều so với trước đó.
" alt=""/>Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảmThay vì đánh thuế, nên hướng dẫn cách sử dụng điều hòa
Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) tranh luận, chức năng của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết thu nhập với mặt hàng xa xỉ và định hướng hành vi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Thực tế cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, chi phí y tế của nước ta tốn nhiều vào việc điều trị các loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường và bệnh phổi.
Do vậy, đại biểu đề nghị cần phải quyết liệt trong thực hiện áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và cần đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2045, Việt Nam có thể trở thành quốc gia không còn người hút thuốc lá.
Đối với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đại biểu đề xuất một danh mục cụ thể liệt kê các loại đồ uống có đường cần áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục này do Chính phủ điều chỉnh theo từng thời kỳ.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: QH).
Đặc biệt, đại biểu đề nghị không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy điều hòa.
"Bởi điều hòa không có lỗi. Điều hòa giúp điều kiện sống của người dân tốt hơn, đặc biệt là cho sức khỏe của người già và trẻ em", ông Nghĩa cho hay.
Thay vì đánh thuế, đại biểu cho rằng, nên hướng dẫn người dân cách sử dụng máy điều hòa hợp lý.
Cũng thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng,quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa như hiện nay đã không còn phù hợp.
Theo bà Nga, điều hòa nhiệt độ được sử dụng như một thiết bị thiết yếu. Hầu hết các gia đình hiện nay đều sử dụng điều hòa nhiệt độ, ngay cả các phòng trọ cho đối tượng thu nhập thấp, sinh viên thuê cũng đều trang bị điều hòa nhiệt độ.
Điều đó cho thấy đây không còn là mặt hàng được coi là xa xỉ, dành cho đối tượng thu nhập cao. Vì vậy, theo đại biểu, nên cân nhắc bỏ quy định đánh thuế đối với điều hòa nhiệt độ.
Cân nhắc tăng thuế với xe pick-up chở hàng
Về mặt hàng thứ hai là xe ô tô bán tải pick-up chở hàng cabin kép, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng hiện nay, dòng xe này sử dụng chủ yếu ở ngoài đô thị với công năng chính là chở hàng.
Nhiều hộ gia đình, đơn vị sử dụng phục vụ kinh doanh vừa và nhỏ, thuận tiện, đơn giản trong vận chuyển.
Hơn nữa, tại Việt Nam, xe pick-up chở hàng cabin kép chỉ chiếm khoảng 5% thị phần ô tô cả nước, chưa đến mức quá lớn để gây ảnh hưởng đến giao thông nếu sử dụng trong khu vực đô thị.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Ảnh: QH).
Do đó, đại biểu đề xuất cân nhắc lại việc tăng thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép; cần hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Theo đại biểu, nếu cần phải tăng để thu ngân sách thì nghiên cứu lại lộ trình phù hợp, từ 3 đến 5 năm, lùi thời hạn áp dụng và mức tăng vừa phải, ổn định để bảo toàn nguồn lực chung cho doanh nghiệp, người dân, cho ngân sách.
Về quy định giao Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đại biểu đề nghị cần phải cân nhắc.
Việc bổ sung một đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng, và đặc biệt là việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan. Đồng thời, quy định đối tượng chịu thuế còn kèm theo việc quy định mức thuế suất là bao nhiêu.
Vì vậy, đại biểu cho rằng ít nhất nên giao Chính phủ quy định sau khi xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc cần thiết thì phải trình Quốc hội cho ý kiến.
" alt=""/>Điều hòa "không có lỗi", nên bỏ quy định bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệtChiều 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã đi thăm và kiểm tra địa điểm quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Cùng đi với Tổng Bí thư có Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, sau khi có chủ trương tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, tỉnh đã tuyên truyền đến nhân dân hiểu rõ hơn và cơ bản người dân ủng hộ, đồng thuận cao với chủ trương của Nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm quan sát vị trí quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (Ảnh: TTXVN).
Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được quy hoạch với 4 tổ máy với công suất mỗi tổ máy 1.000-1.200MW; chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn lắp đặt 2 tổ máy, tổng diện tích chiếm đất của dự án (trên đất liền) là 443,11ha.
Sau khi nghe báo cáo, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo UBND tỉnh Ninh Thuận sớm thực hiện các trình tự thủ tục dự án, giải phóng mặt bằng, báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt và bố trí vốn, đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Khi đã có đủ nguồn lực, cần phải triển khai ngay để phát huy hiệu quả.
Tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã dự lễ động thổ xây dựng Nhà luyện tập đa năng và các hạng mục phụ trợ của Trường Mẫu giáo Phước Dinh (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), xã bãi ngang đặc biệt khó khăn.
Tổng Bí thư Tô Lâm tặng công trình nhà đa năng cho trường Mẫu giáo Sơn Hải 1 (Ảnh: TTXVN).
Việc đầu tư xây dựng khu nhà đa năng với 4 phòng học, các hạng mục phụ trợ và trang thiết bị, dụng cụ dạy và học, với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng do Tổng Bí thư trao tặng, đảm bảo điều kiện phục vụ học tập của các cháu được tốt hơn, mở rộng quy mô tiếp nhận thêm các cháu trong độ tuổi tại địa phương chưa được đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; vừa đảm bảo điều kiện, tiêu chí đạt chuẩn mức độ 2; góp phần xây dựng và phát triển giáo dục địa phương, tạo sự an tâm và đồng thuận của nhân dân xã Phước Dinh.
Dịp này, Tổng Bí thư đến thăm và kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận), nằm ở khu vực biển Cà Ná, phía tây mũi Sừng Trâu, thuộc xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra thực địa Cảng biển tổng hợp Cà Ná, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (Ảnh: TTXVN)
Cảng biển tổng hợp Cà Ná (Thuận Nam) đã trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực duyên hải miền Trung, góp phần giải tỏa áp lực các cảng biển miền Đông Nam Bộ và TPHCM; đồng thời, tạo động lực thúc đẩy khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới.
Cảng biển tổng hợp Cà Ná có tổng diện tích quy hoạch hơn 85,5ha, gồm hai bến cảng tiếp nhận hàng tổng hợp, hàng container và hàng rời. Cảng có quy mô 25 bến tàu, đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 từ tháng 4/2022 đến nay.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đến thăm Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Tại đây, Tổng Bí thư tham quan sản phẩm gốm và nghe giới thiệu về lịch sử làng nghề gốm, một trong những làng nghề cổ xưa nhất ở Đông Nam Á, nơi còn lưu giữ nghề truyền thống làm gốm hoàn toàn bằng thủ công của người Chăm.
Tổng Bí thư Tô Lâm xem các nghệ nhân làm gốm Chăm Bàu Trúc (Ảnh: TTXVN).
Vào năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đến thăm Nhà cộng đồng, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác xem các nghệ nhân nặn gốm, thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc văn hóa Chăm và làng nghề. Dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao quà tặng đến 20 gia đình chính sách, hộ nghèo của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
" alt=""/>Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận